2/20/2017 2:07:00 PM
.

Đằng sau việc Trung Quốc cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên


Các nhà chức trách Bắc Kinh hôm thứ Bảy thông báo rằng Trung Quốc sẽ tạm dừng tất cả những chuyến hàng than của chế độ Kim Jong Un cho tới cuối năm, tuân theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Vậy đằng sau động thái này là gì?

Giới phân tích nhận định, việc đẩy Bắc Triều Tiên vào thế đường cùng sẽ rất nguy hiểm vì chính quyền Kim sẽ tiếp tục phát triển năng lực hạt nhân cho tới khi họ cảm thấy an toàn. Thay vào đó, đây là thời điểm để khởi động lại các cuộc đàm phán và “phá vỡ chu kỳ tiêu cực về vấn đề hạt nhân,” Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết trong một tuyên bố hôm chủ nhật sau khi gặp gỡ người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-se tại một cuộc họp an ninh ở Munich.

“Trung Quốc đang ngày càng trở nên nản lòng hơn với Bắc Triều Tiên,” Chủ tịch Eurasia Group Ian Bremmer cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại cùng cuộc họp. “Rõ ràng họ không cảm thấy họ có nhiều ảnh hưởng và họ đang lo lắng rằng Mỹ dưới quyền Trump sẽ đổ lỗi cho Trung Quốc thay vì tiếp tục quá trình đàm phán song phương.”

Tổng thống Donald Trump trong tháng này đã cam kết sẽ đối phó với Triều Tiên “rất mạnh mẽ” sau vụ thử tên lửa mới nhất. Ông cũng kêu gọi Trung Quốc cứng rắn hơn. Mỹ đang thiết lập một hệ thống phòng thủ với tên gọi Thaad tại Hàn Quốc – một bước cũng đi có thể đe dọa khả năng quân sự của Bắc Kinh.

Trung Quốc có thể sẽ sớm có “bạn đồng hành” trong việc đưa ra sự thay đổi. Tổng thống Park Geun-hye của Hàn Quốc đã bị buộc tội vào tháng 12 và các ứng cử viên hàng đầu thay thế bà đều có lập trường mềm mại hơn với Bắc Triều Tiên. Ứng viên đang dẫn đầu Moon Jae-in cho biết chính quyền mới nên cân nhắc lại việc triển khai ThAAD.

Vụ ám sát người anh em cùng cha khác mẹ của ông Kim và được chính quyền Trung Quốc bảo vệ làm gia tăng lời kêu gọi chính sách đối ngoại của Bắc Kinh cần có những hành động quyết liệt hơn, theo Shi Yongming, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc được điều hành bởi Bộ Ngoại giao.

“Vụ việc này phơi bày hoàn toàn sự phi lý tuyệt vọng của chế độ ông Kim,” Shi nói. “Bắc Kinh vẫn muốn cùng ông ấy ngồi vào bàn đàm phán – và đó là nơi vai trò của Mỹ có tiếng nói – bởi vì sự sụp đổ của chế độ nằm ngoài khả năng giải quyết của Trung Quốc vào lúc này.”

Trung Quốc đã ủng hộ chính quyền Kim kể từ khi ông này lên nắm quyền, một phần là để tránh việc có một đồng minh của Mỹ ngay biên giới. Với việc cộng đồng quốc tế áp đặt lệnh trừng phạt với Triều Tiên sau một loạt các vụ thử hạt nhân, Trung Quốc hiện chiếm hơn 90% tổng thương mại của nó.

Tác động của than đá

Than đá chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên sang Trung Quốc trong năm ngoái, và khoảng một phần năm tổng thương mại của nó, theo Yang Moo-jin, một giáo sư tại Đại học Nghiên cứu về Bắc Triều Tiên tại Seoul. Trước đây Trung Quốc đã nhập khẩu than đá theo dạng miễn trừ cho phép giao dịch với mục đích “kế sinh nhai.” Bộ Thương mại Trung Quốc không trả lời các câu hỏi bằng fax ngoài giờ hành chính.

“Dĩ nhiên họ có thể sẽ có cách để bù đắp thiệt hại, nhưng chỉ cần nhìn vào khối lượng thiệt hại, đó là một sự mất mát khá lớn,” ông Yang cho biết.

Đối với Trung Quốc, hành động này có thể có rất ít ảnh hưởng. Quốc gia này là nước sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất thế giới, và Triều Tiên chiếm ít hơn 10% nhập khẩu nhiên liệu của nó. Hạn chế này cũng đến vào lúc nhu cầu mùa cao điểm mùa đông ở Trung Quốc đã bắt đầu giảm và các nhà quản lý đang cân nhắc khôi phục lại giới hạn sản lượng khai thác trong nước để tránh việc nguồn cung dư thừa tái xuất hiện.

Liệu điều này có buộc ông Kim phải ngồi vào bàn đàm phán hay không vẫn chưa rõ ràng. Triều Tiên đã đẩy nhanh việc phát triển bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo kể từ năm 2009, khi nó rút khỏi bàn đàm phán sáu bên gồm Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.

Đàm phán hạt nhân

Fu Ying, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của cơ quan lập pháp của Trung Quốc và đã từng là phó bộ trưởng ngoại ngiao cho đến năm 2013, hôm thứ Bảy cho biết chính sách của Mỹ chỉ là mọi thứ tồi tệ hơn.

“Bạn phải nhận ra rằng – nếu không đàm phán với họ, bạn sẽ chỉ đẩy họ đi theo con đường sai lầm,” bà cho biết tại một diễn đàn an ninh ở Đức cùng với ông Yun của Hàn Quốc và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Dan Sullivan, một đảng viên đảng Cộng hòa bang Alaska.

Sullivan cho biết chính sách “sự kiên nhẫn chiến lược” của chính quyền Obama đã không mang lại kết quả. “Hầu hết mọi người coi đây là một chính sách thất bại,” ông nói, kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của nó lên Triều Tiên “một cách mang tính xây dựng nhiều hơn nữa.”

Trong cuộc hội đàm của Yun với người đồng cấp phía Trung Quốc, Wang kêu gọi Hàn Quốc nối lại đàm phán và nhắc lại sự phản đối của Trung Quốc về việc triển khai THAAD.

Chính quyền Trump cho biết sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong năm nay tại Hàn Quốc và ủng hộ Nhật Bản “100%” trong những động thái ngăn chặn Triều Tiên. Nó cũng cho thấy tín hiệu sẵn sang hợp tác với Trung Quốc sau những chỉ trích mạnh mẽ trong chiến dịch tranh cử, và Trump đã nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Mỹ sẽ tôn trọng chính sách Một Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc trước đây đã từ chối lời kêu gọi gây áp lực lớn hơn lên chế độ Kim của Mỹ, Triều Tiên đang ngày càng trở thành một gánh nặng chiến lược, theo Zhou Qi, giám đốc Viện Chiến lược quốc gia tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh.

“Những gì chúng ta đang thấy lúc này là Bắc Kinh đang chứng tỏ thiện chí mới để đẩy Triều Tiên đến điểm giới hạn,” bà cho biết. “Vẫn còn khả năng siết chặt chế độ hơn nữa. Nhưng tất nhiên, đó là một canh bạc mạo hiểm.”

Nhanhieuviet (Theo DĐDN)

Tin trong ngày
Các tin khác
.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn