4/18/2018 3:30:00 PM
.

Thế khó của Mỹ khi quay trở lại TPP


Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc khả năng đưa Mỹ tái gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng một số thành viên của hiệp định này tỏý sẽ không nhượng bộ các đòi hỏi của Mỹ.

Các thành viên TPP không muốn nhượng bộ Mỹ

Ngay sau khi Tổng thống Trump hôm 12-4 bày tỏ rằng Mỹ muốn quay trở lại TPP, nay có tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các thành viên của hiệp định này gồm Nhật Bản, Úc và New Zealand đãđưa ra các phản ứng khá hờ hững.

Dù sự góp mặt của Mỹ sẽ có thể làm tăng thêm sức mạnh đáng kể cho hiệp định, việc tái gia nhập của Mỹ sẽ dẫn đến các cuộc đàm phán căng thẳng vì chắc chắn Mỹ sẽđòi hỏi các nhượng bộ lớn từ các thành viên hiện tại của CPTPP.

So sánh CPTPP mong manh như thủy tinh, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào thay đổi nóđể chiều ý của Trump sẽ gặp khó khăn.

“Rất khóđể bóc tách một phần của hiệp định này ra đểđàm phán lại vì CPTPP là một hiệp định đãđược cân bằng tốt để giải quyết kỹ lưỡng tất cả những nhu cầu của 11 thành viên", ông nói.

Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko cũng cảnh báo rất khóđểđểđàm phán lại hoặc thay đổi một số phần của hiệp định này.

Đồng tình với ý kiến trên, Bộ trưởng Thương mại Úc Steven Ciobo nói: “Chúng tôi đã có một thỏa thuận. Tôi không nghĩ rằng tất cả sẽ bị xới tung ra đểđể nhân nhượng Mỹ nhưng chúng tôi muốn Mỹ quay lại bàn đàm phán”.

Ông cho biết 11 thành viên hiện nay không sẵn sàng đàm phán lại các nội dung quan trọng của CPTPP, thay vào đó, họđang muốn hiệp định này có hiệu lực trong thời gian sớm nhất.

Thử thách đầu tiên cho khả năng Mỹ tái gia nhập TPP có thể diễn ra vào tuần sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Mỹđể gặp Trump ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại bang Florida.

Viết trên Twitter vào tối 12-6, Tổng thống Trump cho biết khả năng Mỹ quay trở lại TPP tùy thuộc vào việc liệu Mỹ có tìm kiếm được một thỏa thuận tốt hơn so với thời Tổng thống Barack Obama hay không.

Tuy vậy, đàm phán với một nhóm đối tác thương mại lâu đời có thể trở nên cần thiết hơn đối với Mỹ vào thời điểm nước này đang gia tăng sức ép thương mại với Trung Quốc.

Tổng thống Trump đang đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng gia tăng từ các doanh nghiệp và các nông dân đang lo ngại họ sẽ bịảnh hưởng nếu ông châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Ông đe dọa đánh thuế nhập khẩu 25% cho 150 tỉđô la giá trị hàng hòa của Trung Quốc bán sang Mỹ mỗi năm, khiến Bắc Kinh tung ra kế hoạch trảđũa nhằm vào hàng hóa nông nghiệp, máy bay và nhiều sản phẩm khác của Mỹ.

Tiến trình đàm phán lại TPP có thể kéo dài nhiều năm trời. Song đó có thể là cách để xoa dịu các nông dân và doanh nghiệp Mỹ có thể bị tổn thương nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra vì các sản phẩm của Mỹ có cửa rộng để vào các thị trường lớn của các thành viên TPP như Nhật Bản vàÚc.

Các rào cản cho một hiệp định TPP mới là không nhỏ. Các thành viên hiện tại của CPTPP cảm thấy rằng họđã quá nhân nhượng Mỹ trong hiệp định TPP ban đầu. Trong khi đó, chính quyền Trump lo ngại TPP sẽ tạo một cánh cửa hậu miễn thuế cho hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ vì các công ty có thể chuyển các chuỗi cung cấp của họđến Trung Quốc để sản xuất linh kiện, sau đó bán linh kiện này sang các nước thành viên TPP để lắp ráp, rồi bán các sản phẩm hoàn thiện qua Mỹ với mức thuế 0%. Do vậy, Mỹ muốn siết chặt các quy định về mức tỷ lệ“nội địa hóa” của một sản phẩm tại một nước thành viên TPP. Tất nhiên, điều này có thể khiến sản phẩm đó kém tính cạnh tranh hơn nếu nguyên liệu hoặc linh kiện để sản xuất ở nước thành viên đó cao hơn so với bên ngoài.

Con đường ghập ghềnh phía trước

Một số thành viên của CPTPP hiện tại bao gồm Singapore nồng nhiệt hoan nghênh Mỹ cân nhắc tái gia nhập TPP. TPP, với sự góp mặt của Mỹ sẽ mang lợi ích đến cho nhiều nước vì hàng hóa của nhiều nước thành viên, bao gồm hàng dệt may của Việt Nam hay dầu cọ của Malaysia sẽ có cơ hội tiếp cận rộng rãi hơn thị trường khổng lồ của nhờ các mức thuế thuế thấp. Viện Kinh tế quốc tế Peterson dự báo GDP thực tế của Việt Nam và Malaysia sẽ tăng khoảng 8% mỗi năm vào năm 2030 nếu TPP có Mỹ tham gia.

Một số thành viên khác như Nhật Bản muốn củng cố sự hiện diện kinh tế của Mỹ trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc.

Song con đường phía trước vẫn còn dài và nhiều gập ghềnh nếu Tổng thống Trump quyết định tái đàm phán TPP.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói rằng nếu Mỹ thành thật muốn quay trở lại, điều này sẽ dẫn đến một tiến trình đàm phán khác nhưng 11 thành viên hiện tại sẽ nỗ lực bảo vệ nội dung của CPTPP hiện tại.

Trước đây, Mỹđãđề xuất một điều khoản trong nội dung TPP ban đầu, yêu cầu thời gian bảo vệ bản quyền 12 năm đối với các loại dược phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học. Đây làđiều khoản bịÚc phản đối buộc Mỹ phải nhượng bộ rút thời gian bảo vệ bản quyền xuống còn 8 năm. Các điều khoản khác mà Mỹ từng đề xuất nhưng bị Canada và New Zealand phản đối bao gồm mở rộng bảo vệ bản quyền tác phẩm lên 70 năm từ mức 50 năm sau khi tác giả qua đời.

Các điều khoản trên bịđóng băng sau khi Mỹ rút khỏi TPP nhưng Nhật Bản dường như sẽủng hộ phục hồi các điều khoản này nếu Mỹđồng ý tái đàm phán TPP.

Cựu chuyên gia đàm phán Nhật Bản Yorizumi Watanabe, hiện là giáo sư môn kinh tế chính trị quốc tếởĐại học Keio (Nhật Bản), nói việc cho phép Mỹđặt ra những vấn đề mới trên bàn đàm phán làđiều phi lý.

“Mỹđãđồng ý với nội dung TPP ban đầu rồi đột nhiền rút khỏi nó và giờđây, Mỹ muốn các điều khoản tốt hơn để quay lại. Đó làđiều không thể chấp nhận vì nóđi ngược lại với các quy tắc đàm phán”, Giáo sư Watanabe nói.

Ông cho biết nếu quay lại TPP, Mỹ có thể yêu cầu Nhật Bản dỡ bỏ thuếđối với lúa gạo, một đòi hỏi mà các thành viên của TPP ban đầu quyết định gạt ra để chiều ý Nhật Bản.

Deborah Elms, Giám đốc Trung tâm thương mại châu Á (Singapore) cho rằng các thành viên châu Á có thể không sẵn sàng đàm phán với một tổng thống Mỹ có quan điểm thay đổi xoành xoạch. “Họđã trải qua năm năm đàm phán bầm dập với Mỹđể rồi Mỹ bỏ rơi họ vào thời khắc quan trọng”.

Sheila A. Smith, chuyên gia ở Hội đồng Quan hệđối ngoại (CFR) ở Washington, nói rằng Mỹ có thể quay trở lại với thỏa thuận TPP với các nội dung như Mỹđãđạt được với các thành viên TPP vào năm ngoái.

Nhanhieuviet (Theo hoinhap.org.vn)

.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn