7/7/2020 9:07:00 AM
.

Quy trình tra cứu thông tin sáng chế


Mới đây, bà Nguyễn Nguyệt Dung, Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, diễn giả trong buổi tập huấn về sở hữu trí tuệ cho cán bộ, nhân viên của Vingroup đã chia sẻ cụ thể về quy trình tra cứu thông tin sáng chế.

Theo đó, quy trình tra cứu thông tin sáng chế bao gồm các bước: Xác định rõ yêu cầu tra cứu; Lựa chọn cơ sở dữ liệu; Xác định chỉ số phân loại sáng chế và từ khóa; Nhập yêu cầu tìm kiếm vào chương trình tra cứu; Xem và chọn lọc kết quả tìm được; Sửa lại yêu cầu tìm kiếm nhằm tìm được kết quả phù hợp nhất/

Xác định rõ yêu cầu tra cứu

Trước khi tiến hành tra cứu thông tin sáng chế, cần xác định rõ mục đích tra cứu, tìm hiểu lĩnh vực công nghệ được đề cập trong sáng chế, hiểu được các nội dung công nghệ cần tiến hành tra cứu. Nếu không nắm chắc bản chất kỹ thuật sẽ lãng phí nhiều thời gian và công sức trong quá trình tra cứu.

Lựa chọn cơ sở dữ liệu

Mỗi cơ quan sáng chế quốc gia/quốc tế đều xây dựng các thư viện điện tử nhằm công bố rộng rãi thông tin sáng chế tới công chúng trong nước và quốc tế. Các thư viện điện tử này có những tiện ích và khả năng tra cứu khác nhau.

Tuỳ thuộc đặc điểm của từng lĩnh vực kỹ thuật cần tra cứu, lựa chọn cơ sở dữ liệu phù hợp sẽ rút ngắn thời gian tra cứu.

Xác định chỉ số phân loại sáng chế

Mỗi sáng chế đều có một hay nhiều chỉ số phân loại sáng chế quốc tế IPC tuỳ thuộc vào lĩnh vực kỹ thuật và đối tượng được đề cập trong sáng chế. Có thể sử dụng các công cụ tra cứu IPC để xác định rõ chỉ số phân nhóm cần tra cứu.

Tìm được đúng chỉ số phân loại sáng chế sẽ thu hẹp dần lĩnh vực kỹ thuật cần tra cứu.

Xác định từ khóa

Nếu chọn đúng từ khoá sẽ nhanh chóng tìm ra được kết quả phù hợp. Bản mô tả sáng chế thường sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành hoặc từ chuyên môn thông dụng để mô tả công nghệ được đề cập trong sáng chế. 

Người nộp đơn có xu hướng lựa chọn các từ mang ý nghĩa rộng hơn để viết bản mô tả sáng chế.

Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa (synonym) dùng để chỉ cùng một khái niệm hay một đối tượng sẽ làm cho việc xác định đúng từ khoá trở nên khó khăn.

Người nộp đơn sẽ từng bước thu hẹp dần phạm vi tìm kiếm, liên tục điều chỉnh yêu cầu tìm kiếm nhằm tìm được kết quả phù hợp nhất.

Xem và chọn lọc kết quả

Kết quả tra cứu sẽ được hiển thị thành danh mục tóm tắt, lựa chọn sáng chế phù hợp để xem chi tiết.

Một số địa chỉ tra cứu hữu ích

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: https://www.ipvietnam.gov.vn

Viện Sở hữu trí tuệ: http://ipplatform.vipri.gov.vn/database

Cơ quan Sáng chế châu Âu: https://worldwide.espacenet.com

Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ: https://www.uspto.gov

Cơ quan Sáng chế Nhật Bản: https://www.jpo.go.jp

Cơ quan Sáng chế Úc: https://www.ipaustralia.gov.au

Cơ quan Sở hữu trí tuệ Anh: https://www.gov.uk

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO: https://www.wipo.int

Cơ sở dữ liệu sáng chế của WIPO: https://patentscope.wipo.int

Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore: https://www.ipos.gov.sg

Nhanhieuviet (Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo - Link gốc)

.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn