5/16/2018 4:09:00 PM
.

Giá dầu tăng có tác động thúc đẩy nền kinh tế Mỹ


Nhập khẩu ròng dầu mỏ của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ do cách mạng dầu đá phiến đã làm thay đổi sâu sắc tác động của giá dầu tăng tới nền kinh tế này.

Kể từ những năm 1860, Mỹ đã là nhà sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, nghĩa là họ có một mối quan hệ phức tạp với giá dầu.

Giá dầu tăng cao mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, người lao động và điều tương tự cũng đúng khi giá dầu giảm mạnh. Cho đến sau chiến thanh thế giới thứ 2, Mỹ là nhà xuất khẩu ròng sang các nước khác, kỷ nguyên đầu tiên thống trị năng lượng của Mỹ. Nhưng từ cuối những năm 1940 và đặc biệt năm 1950, nước Mỹ đã trở lại thành nhà nhập khẩu dầu thô lớn. Kể từ đó tác động chính của sự tăng giá dầu là chuyển thu nhập từ người tiêu dùng và doanh nghiệp tại Mỹ sang các nước sản xuất dầu ở Mỹ La Tinh, Trung Đông và châu Phi.

Giá tăng đã gây áp lực cho cán cân thanh toán của Mỹ và giá trị đồng USD, góp phần vào một mối quan hệ đôi khi tiêu cực giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái. Nhưng do nhập khẩu ròng đã giảm trong thập kỷ qua, bức tranh đã thay đổi một lần nữa và những chuyển đổi chính trong thu nhập hiện nay xảy ra tại Mỹ hơn là với các nước khác.

Tác động của giá dầu tới thâm hụt thương mại và tỷ giá ngoại hối của Mỹ đang trở nên ít quan trọng hơn so với trước đây. Thay vào đó, giá tăng đang chuyển thu nhập từ các bang tiêu thụ ròng như California, Florida, New York và Illinois sang các bang sản xuất ròng gồm Texas, Oklahoma, New Mexico và Bắc Dakota. Giá tăng cũng truyển thu nhập từ các hộ gia đình, người lái xe, lĩnh vực giao thông, nhà sản xuất và nhà bán lẻ sang ngành dầu mỏ và chuỗi cung ứng của họ.

Theo nghĩa rộng nhất, giá dầu tăng có xu hướng giảm chi tiêu của người tiêu dùng trong khi tăng đầu tư trong ngành dầu mỏ. Trong ngắn hạn, giá dầu tăng cung cấp một động lực đáng kể cho việc mở rộng kinh tế do tác động tích cực tới đầu tư đã vượt tác động tiêu cực tới chi tiêu của người tiêu dùng. Nhưng kịch bản tích cực đó không thể kéo dài nếu giá dầu tiếp tục tăng trong hai năm tới.

Cân bằng giao dịch dầu mỏ

Sản lượng dầu thô trong nước đã hơn gấp đôi từ trung bình 5 triệu thùng/ngày trong năm 2008 thành 10,3 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2018. Chính sách của chính phủ cũng giảm phụ thuộc vào nhập khẩu bằng cách yêu cầu gia tăng tính kinh tế nhiên liệu cho ô tô và bắt buộc bổ sung ethanol và nhiên liệu sinh học vào nguồn cung nhiên liệu.

Tiêu thụ sản phẩm xăng dầu trong nước đã vượt đỉnh 20,8 triệu thùng/ngày trong năm 2005 và đạt trung bình 19,9 triệu thùng/ngày trong năm 2017. Kết quả là sự thay đổi trong giao dịch dầu mỏ của Mỹ, nước này trở thành một nhà xuất khẩu sản phẩm đã lọc như dầu diesel, và gần đây là dầu thô. Sự chuyển đổi đột ngột này là một lý do tại sao sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ như là một cuộc cách mạng năng lượng.

Nhập khẩu ròng dầu thô và sản phẩm xăng dầu đạt đỉnh hơn 12,5 triệu thùng/ngày trong năm 2005, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Vào năm 2017 nhập khẩu ròng đã giảm xuống 3,7 triệu thùng/ngày và tiếp tục giảm trong quý 1/2018.

 Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu ròng dầu thô quan trọng (khoảng 6 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây) nhưng đã trở thành một nhà xuất khẩu ròng các sản phẩm đã lọc (3 triệu thùng/ngày). Cán cân thanh toán hiện nay được tách biệt hơn khỏi tác động của sự thay đổi giá dầu so với cú sốc dầu mỏ năm 2008.

Trong quý 1/2018, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tồi tệ hơn gần 23 tỷ USD so với một năm trước.Thậm hụt của các thành phần phi dầu mỏ thêm 26 tỷ USD nhưng thâm hụt của thành phần dầu mỏ đã cải thiện gần 4 tỷ USD.

Sự gia tăng trong sản xuất dầu mỏ của Mỹ đã khuyến khích một số nhà hoạch định chính sách nói về sự độc lập năng lượng thậm chí một kỷ nguyên thống trị năng lượng thứ hai. Sản xuất năng lượng trong nước tăng lên rõ ràng mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Nhưng sự gia tăng hay giảm mạnh giá dầu có thể vẫn có hiệu quả trong nước Mỹ.

Giá dầu sụt giảm từ năm 2014 tới 2016 đã làm suy giảm tổng thể trong đầu tư kinh doanh và góp phần vào giai đoạn hoạt động kinh tế yếu kém trong tăng trưởng kinh tế tổng thể, ban đầu làm lu mờ lợi ích của người tiêu dùng. Giá dầu tăng kể từ năm 2016 đang làm tăng tốc đầu tư và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt và cùng với chuỗi cung cấp giúp tăng cường mở rộng kinh tế tổng thể. Việc khai thác gồm sản xuất dầu mỏ và khí đốt là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Mỹ trong năm 2017. Giá dầu tăng là một lý do các nền kinh tế của một số bang sản xuất dầu mỏ chủ chốt vượt qua những nơi khác của nước này vào cuối năm 2017. Texas là một bang tăng trưởng kinh tế nhanh nhất tại Mỹ trong ba tháng cuối năm 2017.

Giá dầu tăng có xu hướng cải thiện cơ hội cho xuất khẩu của Mỹ và đầu tư ra nước ngoài tại các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông và các khu vực khác. Nhưng cũng có xu hướng hạn chế tăng trưởng xuất khẩu với các nước nhập khẩu dầu mỏ, đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và châu Âu.

Nhanhieuviet (Theo VITIC/Reuters)

.
.
.
.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn