5/7/2019 9:29:00 AM
.

Intel và những lần bị kiện vì vi phạm bản quyền gây tổn thất nghiêm trong


Intel từng không ít lần phải ra tòa vì các vụ kiện bản quyền gây tổn thất cả về mặt kinh tế và danh tiếng. Đây đều là những vụ kiện gây xôn xao giới công nghệ.

 Intel bị kiện vì vi phạm bản quyền chip Core 2

Năm 2008, Wisconsin Alumni Research Foundation (WARF), tổ chức chuyên trách về vấn đề bản quyền của đại học Wisconsin-Madison đã đâm đơn khiếu kiện Intel về việc đã vi phạm bản quyền phát minh trên sản phẩm vi xử lí Core 2 Duo và các dòng sản phẩm cùng họ Core 2.

WARF cho rằng công nghệ sử dụng trong dòng vi xử lí Core 2 trong đó có Core 2 Duo, một dòng vi xử lí giờ đây đã phổ biến trong hầu khắp các máy tính trên thị trường, là tương tự như một phát minh của nhóm nghiên cứu thuộc đại học Wisconsin-Madison năm 1998. Bằng vào việc sử dụng công nghệ (này) để cung cấp khả năng xử lí song song trong các bộ vi xử lí, Intel đã "đánh cắp" phát minh của đại học Wisconsin-Madison.

WARF cũng giải thích rằng, trước đó, vào năm 2001, họ đã thảo luận với Intel về vấn đề cấp phép bản quyền nhưng Intel đă không hề có phản ứng nào.

Cho tới khi Core 2 bắt đầu sử dụng công nghệ còn đang tranh chấp mà không hề có xin phép, WARF chính thức yêu cầu mở phiên tòa tại tòa án quận Wisconsin và yêu cầu Intel phải ngưng bán các sản phẩm vi xử lí Core 2 đồng thời trả thêm một khoản tiền phạt cho những vi phạm bản quyền.

Intel, Dell bị kiện vì sao chép công nghệ vi tính multimedia

Một hãng thiết kế chip từng một thời ’’đình đám’’ ở Thung lũng Silicon đã khởi kiện Intel và Dell vi phạm bản quyền trí tuệ, cáo buộc hai hãng này đã sao chép công nghệ vi tính multimedia của mình. Đơn kiện được đệ trình lên Toà án Liên Bang ở Marshall, Texas, do MicroUnity Systems Engineering đứng tên nguyên đơn.

Công ty này do John Moussouris, một nhà vật lý kiêm thiết kế vi tính thành lập năm 1988. Tuy Intel và Dell từ chối bình luận về sự kiện này song giới quan sát cho rằng vụ kiện có thể gây không ít khó khăn cho cả hai hãng.

Tập đoàn Intel đã thắng vòng đầu tiên của một vụ kiện vi phạm bằng sáng chế mà một số nhà lập pháp cho biết có thể đe dọa nhiều việc làm tại các nhà máy sản xuất của công ty Mỹ này.

Nhà sản xuất linh kiện bán dẫn lớn nhất thế giới đã không vi phạm các bằng sáng chế của X2Y Attenuators LLC. Thẩm phán David Shaw thuộc Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho biết trong một thông báo đăng trên trang web của cơ quan. Bước tiếp theo có thể là đánh giá lại các phán quyết của tòa án, nếu Intel bị quyết định vi phạm các bằng sáng chế, họ có thể bị cấm nhập khẩu sản phẩm vào Mỹ.

Các nhà lập pháp ở cả hai đảng chính trị Mỹ đều quan tâm đến kết quả, hàng ngàn việc làm cho người dân Mỹ đang dựa vào kết quả vụ kiện này. Vụ kiện này dấy lên những tranh cãi rộng hơn về việc liệu chủ sở hữu bằng sáng chế nhưng không tạo ra sản phẩm có thể sử dụng quyền cấm nhập khẩu như một lợi thế trong cuộc chiến giá bản quyền.

Một trong những lý do là vì đội ngũ luật sư nguyên đơn lần này đã từng đại diện cho hãng chip Intergraph nhận được 150 triệu USD tiền bồi thường từ Intel. Moussouris, một thành viên trong nhóm nghiên cứu tiên phong của IBM, phát minh ra công nghệ Máy tính dùng tập lệnh rút gọn (RISC), đồng thời cũng là đồng sáng lập của MIPS Computer. Tại MicroUnity, Moussouri có tham vọng thiết lập một hệ thống multimedia dành cho ngành công nghiệp cáp băng thông rộng mới nổi vào thời điểm bấy giờ.

Ban đầu, MicroUnity xây dựng một nhà máy sản xuất chip tại thung lũng Silicon. Thời điểm đó, đại bộ phận các hãng chip mới ở Silicon chế tạo chip tại châu Á. Công nghệ của MicroUnity đáng tiếc là lại được công bố giữa lúc ngành công nghiệp cáp quyết định hoãn đầu tư cho các dự án mang tính tương tác.

Mặc dù tưởng tượng về một hệ thống vi tính trong phòng giải trí gia đình của mình không được triển khai, song MicroUnity vẫn cấp được giấy phép sử dụng kỹ thuật sản xuất chip bán dẫn của mình cho một vài hãng khác và có được nguồn tài chính để tồn tại qua ngày.

Intel vướng vào vụ kiện bản quyền

Tập đoàn Intel đã thắng vòng đầu tiên của một vụ kiện vi phạm bằng sáng chế mà một số nhà lập pháp cho biết có thể đe dọa nhiều việc làm tại các nhà máy sản xuất của công ty Mỹ này.

Nhà sản xuất linh kiện bán dẫn lớn nhất thế giới đã không vi phạm các bằng sáng chế của X2Y Attenuators LLC. Thẩm phán David Shaw thuộc Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho biết trong một thông báo đăng trên trang web của cơ quan. Bước tiếp theo có thể là đánh giá lại các phán quyết của tòa án, nếu Intel bị quyết định vi phạm các bằng sáng chế, họ có thể bị cấm nhập khẩu sản phẩm vào Mỹ.

Nhanhieuviet (Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo)

.
.
.
.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn