Lần đầu tiên, trong năm nay Trung Quốc sẽ cho phép các công ty nước ngoài thăm dò và sản xuất dầu khí tại Trung Quốc, mở cửa ngành công nghiệp này cho các công ty khác ngoài các công ty năng lượng quốc doanh, khi Bắc Kinh tìm cách tăng cường các nguồn năng lượng trong nước.
Việc mở cửa được chờ đợi từ lâu đi kèm với việc cải tổ doanh nghiệp đường ống, nhưng các chuyên gia cho biết điều đó không thể gây hứng thú ngay lập tức cho các nhà khoan dầu toàn cầu vì chất lượng tổng thể các tài sản của Trung Quốc yếu kém.
Từ ngày 1/5, các công ty nước ngoài đăng ký tại Trung Quốc với tài sản ròng 300 triệu CNY (43 triệu USD) sẽ được cho phép tham gia trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, Bộ Tài nguyên thiên nhiên thông báo tại một cuộc họp báo. Sự thay đổi này cũng áp dụng cho các công ty trong nước đáp ứng điều kiện tương tự.
Zhu Kunfeng, giám đốc nghiên cứu khai thác thăm dò tại IHS Markit cho biết “Trung Quốc đang đẩy mạnh cải cách lĩnh vực này do lo ngại an ninh năng lượng ngày càng tăng”.
Hiện nay Trung Quốc nhập khẩu 70% dầu thô họ xử lý và gần một nửa nhu cầu khí tự nhiên, và các công ty nhà nước đối mặt với một trận chiến khó khăn để tăng cường dự trữ và sản xuất ở ngoài quốc gia này trong bối cảnh nguy cơ địa chính trị ngày càng tăng.
Trước đó, các công ty quốc tế có thể bước vào ngành này chỉ qua liên doanh hay hợp tác với các công ty Trung Quốc, chủ yếu là các công ty lớn của nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec).
Giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ có hiệu lực trong 5 năm khi đăng ký ban đầu, và có khả năng có thể được gia hạn thêm 5 năm nữa. Bộ cho biết nhưng các công ty tìm kiếm phát triển sẽ có diện tích khai thác hoặc thăm dò giảm một phần tư so với các mức được phê duyệt ban đầu.
Quy định mới này sẽ buộc các công ty nhà nước nơi kiểm soát hầu hết mỏ dầu và khí tiềm năng phải nhượng lại một số diện tích.
Quan chức của bộ cho biết "so với các biện pháp cam kết công việc thăm dò trước đây, quy tắc mới làm cho việc chuyển nhượng diện tích hiệu quả hơn và bắt buộc hơn".
Nhưng khi chi tiêu của các công ty toàn cầu trở nên có kỷ luật hơn sau vụ giá dầu sụt giảm năm 2014 và các quốc gia giàu tài nguyên khác như Ấn Độ và Malaysia đưa ra các điều khoản để thu hút các nhà đầu tư, việc cải cách này có thể không thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài ngay lập tức.
Các công ty dầu lớn của Trung Quốc cung khai thác hầu hết các tài sản tốt nhất trên đất liền và ngoài khơi, như dầu đá phiến và khí đá phiến, chi phí tốn kém vì địa chất phức tạp của họ.
Cố vấn công nghiệp cho một công ty dầu và khí Châu Âu trụ sở tại Bắc Kinh nói “chính sách này có thể trở nên quá muộn ... do những điểm tốt tất cả đã được thực hiện”.
Thay vào đó, các công ty độc lập trong nước như nhà cung cấp hay công ty dịch vụ dầu mỏ với một số kinh nghiệp thăm dò ở nước ngoài, có thể bị lôi cuốn vào cuộc chơi này.
Như một phần của cải cách, tất cả các giấy phép tài nguyên khoán sản được trao bằng đấu thầu và đấu thầu cạnh tranh, ngoại trừ đất hiếm và khoáng chất phóng xạ, nơi giấy phép vẫn sẽ được kiểm soát chặt chẽ.
Nhanhieuviet (Theo VITIC/Reuters)