4/4/2016 8:33:00 AM
.

Nhập khẩu đậu tương Trung Quốc năm 2015/16 sẽ tăng 6%


Nhập khẩu đậu tương Trung Quốc dự báo sẽ tăng 6% trong năm đến tháng 9/2016, do nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi hoạt động mua ngô sẽ giảm, do nước này cắt giảm dự trữ nội địa.

Nước này dự kiến sẽ mua 83 triệu tấn đậu tương năm 2015/16, tăng so với 78,35 triệu tấn năm ngoái, Wang Lin, giám đốc quản lý của COFCO Futures cho biết.

So với ước tính nhập khẩu 80,5 triệu tấn đậu tương của Trung Quốc bởi Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA). Trung Quốc mua 60% đậu tương giao dịch toàn cầu.

“Lợi nhuận chăn nuôi hấp dẫn và chúng tôi dự kiến nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc sẽ tăng nhẹ”, Lin cho biết trong một hội nghị ngành công nghiệp tại Singapore.

Đậu tương được nghiền để sản xuất dầu, sử dụng chủ yếu trong nấu ăn, nguồn protein chủ yếu trong khẩu phần ăn.

Trong năm tài khóa 2015, nhập khẩu đậu tương Trung Quốc tăng 14,4%, lên mức cao kỷ lục 81,7 triệu tấn, số liệu hải quan cho biết, do những người chăn nuôi mở rộng đàn gia súc.

Điều này cũng khuyến khích nhập khẩu của Trung Quốc, giá đậu tương Sv1 hợp đồng benchmark tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1/2016. Trong tuần này, triển vọng nguồn cung từ Nam Mỹ đạt gần mức cao kỷ lục.

Đối với ngô, Lin cho biết, nhập khẩu của Trung Quốc sẽ giảm, do nước này cắt giảm dự trữ nội địa.

“Sẽ có  hạn ngạch nhập khẩu đối với ngô, nhưng hoạt động mua vào sẽ giảm, do chính phủ khuyến khích sử dụng ngô nội địa”, ông cho biết.

Giá ngô Cv1 giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1/2016.

Trung Quốc sẽ công bố chính sách giá ngô nhà nước vào đầu tháng tới, nhằm giữ giá nội địa ở mức thấp.

Nước này dự trữ ngô lớn sau vụ mùa bội thu liên tiếp, và đồng thời nhập khẩu năm ngoái tăng, do giá nội địa cao hơn so với thị trường quốc tế.

USDA ước tính, nhập khẩu ngô của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 2,5 triệu tấn trong năm 2015/16, từ mức khoảng 5,5 triệu tấn năm  trước.

Dự trữ ngô cuối vụ 2014/15 của Trung Quốc ước tính bởi USDA đạt hơn 100 triệu tấn, gần bằng 1/2 tổng lượng toàn cầu 206 triệu tấn.

Vũ Lanh

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters

.
.
.
.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn