9/7/2015 11:04:00 AM
.

Trung Quốc sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng bông, lúa mì vào năm 2020


Trung Quốc sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng bông, và thậm chí cả lúa mì vào năm 2020, tuy nhiên nhập khẩu cà phê dự kiến sẽ gấp gần 4 lần trong giai đoạn này, Barclays cho biết.

Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng bông, do ngành công nghiệp bông nội địa suy giảm, ngân hàng này cho biết trong 1 báo cáo về các lĩnh vực hàng hóa Trung Quốc.

“Bông là mặt hàng duy nhất được báo cáo chi tiết trong báo cáo của chúng tôi về nhu cầu của Trung Quốc, với nhu cầu tăng trưởng âm giai đoạn từ năm 2008 đến 2014”, Barclays cho biết.

“Chúng tôi dự kiến sự suy giảm này sẽ kéo dài trong giai đoạn 2014-2020, do mất năng lực cạnh tranh trong ngành dệt may”, ngân hàng này cho biết.

“Với nhu cầu suy giảm, thậm chí diện tích trồng bông giảm 3,2% mỗi năm, chúng tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không cần phải nhập khẩu bông từ năm 2018 trở đi và thậm chí có thể bắt đầu xuất khẩu bông từ năm 2019”.

Trung Quốc nhập khẩu 8,2 triệu tấn bông năm 2014, và sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng 2,4 triệu tấn vào năm 2020.

Nhập khẩu ròng lúa mì

Trung Quốc cũng dự kiến sẽ chuyển từ nhập khẩu ròng 900.000 tấn lúa mì trong năm 2014, sang nước xuất khẩu ròng 12,8 triệu tấn lúa mì vào năm 2020, do nhu cầu nội địa tăng trưởng chậm chạp, và năng suất cây trồng lúa mì tăng.

Năng suất gia tăng cũng có nghĩa là sản xuất lúa  gạo sẽ tiếp tục đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Mặc dù nhu cầu tăng, và sản lượng giảm, nhập khẩu ngô sẽ được hạn chế bởi quy mô dự trữ ngô nhà nước Trung Quốc, Barclays dự báo sẽ đạt 95,4 triệu tấn.

Thay đổi khẩu vị

Tuy nhiên, nhập khẩu cà phê Trung Quốc sẽ tăng từ 1,9 triệu tấn năm 2014, lên 7,2 triệu tấn năm 2020.

Nhu cầu cà phê được nâng lên bởi thay đổi khẩu vị và thu nhập của người tiêu dùng gia tăng, Barclays cho biết, Trung Quốc sẽ rất khó khăn để đáp ứng nhu cầu nội địa thông qua việc tăng sản xuất.

“Trung Quốc hạn chế tăng sản xuất cà phê trong 5 năm tới”, ngân hàng này cho biết.

Chỉ có một vùng đất nhỏ của Trung Quốc, chủ yếu ở Vân Nam phù hợp với sản xuất cà phê.

“Với mức tối thiểu sản lượng cà phê trong nước, chúng tôi đã chuyển tăng trưởng nhu cầu cà phê sang gia tăng nhập khẩu”, Barclays cho biết.

Nhu cầu đậu tương gia tăng

Nhu cầu đậu tương Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên, tốc độ sẽ chậm hơn trong mấy năm gần đây, khi Barclay cho biết rằng “thay đổi lớn” trong chế độ ăn uống Trung Quốc, đặc biệt tiêu thụ thịt đã đi đến hồi kết.

Trung Quốc chi phối nhu cầu đậu tương toàn cầu, nhờ vào ngành công nghiệp nghiền đậu tương lớn, cung cấp thức ăn chứa hàm lượng protein cao, sử dụng trong ngành công nghiệp thịt của nước này.

Trung Quốc nhập khẩu hơn 65% tổng khối lượng đậu tương thế giới, chiếm hơn 85% trong tổng sản lượng nội địa.

Ngân hàng này dự kiến nhu cầu đậu tương nội địa Trung Quốc tăng 4,3% mỗi năm đến năm 2020, tuy nhiên sản xuất tiếp tục suy giảm, sẽ đẩy nhu cầu nhập khẩu tăng hơn 5%.

Diện tích đậu tương suy giảm, và một lệnh cấm của Trung Quốc về thực vật biến đổi gen trong sản xuất đậu tương nội địa, dẫn đến sản lượng vụ thu hoạch đậu tương giảm, với sản lượng năm 2014 chỉ đạt 72% mức năm 2004.

Đây là một phần kết quả của hỗ trợ giá quá đắt của Trung Quốc đối với ngô, khuyến khích nông dân chuyển đổi từ sản xuất đậu tương.

Trong khi, nhu cầu cà phê sẽ tăng trong 5 năm tới, nhu cầu thịt chậm hơn, và do đó ngô và đậu tương được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi giảm.

Dầu cọ thua thiệt

Tuy nhiên, Barclays dự báo nhu cầu nội địa Trung Quốc đối với khô đậu tương tăng 4,6% trong giai đoạn này, với dầu đậu tương tăng 2,9%.

Với dầu đậu tương và khô đậu tương được sản xuất đồng thời trong quá trình chế biến đậu tương, sản xuất dầu đậu tương dư thừa có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thực vật khác.

“Dầu đậu tương có thể giành thị phần thị trường,  bao gồm dầu hạt cải, dầu cọ và dầu hướng dương”, Barclays cho biết.

Do lo ngại về sức khỏe, dầu cọ dự kiến sẽ mất thị phần từ thặng dư dầu đậu tương.

“Chúng tôi dự kiến nhu cầu dầu cọ sẽ giảm dần từ 5,8 triệu tấn năm 2015, xuống 5,2 triệu tấn năm 2020 và thị phần thị trường tiêu thụ dầu thực vật sẽ giảm từ 18%, xuống 14,3%”, Barclays cho biết.

Vũ Lanh

Nguồn: Phòng thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters

.
.
.
.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn