11/11/2019 3:48:00 PM
.

Thị trường sắt thép thế giới ngày 11/11/2019: Quặng sắt, thép tại Trung Quốc giảm


Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm 3%. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay giảm xuống 82 USD/tấn. Dự trữ thép chạm mức thấp nhất gần 9 tháng.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 301,66 điểm hôm 8/11/2019, giảm 1,95% tương đương 6,01 điểm so với chỉ số trước đó hôm 7/11/2019.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 329,01 điểm, giảm 0,06% tương đương 0,2 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 296,48 điểm, giảm 2,34% tương đương 7,11 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 11/11/2019 giảm 3,1%, giảm phiên thứ 4 liên tiếp do nhu cầu suy giảm trong bối cảnh lĩnh vực sản xuất suy yếu.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,1% xuống 594 CNY (84,93 USD)/tấn.

Trung Quốc cho biết, giá sản xuất của nước này trong tháng 10/2019 giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm, bởi nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất suy yếu và chịu ảnh hưởng từ xung đột thương mại Mỹ - Trung.

Giá thanh cốt thép trên sàn Thượng Hải giảm 1,3% xuống 3.368 CNY/tấn, thấp nhất kể từ giữa tháng 10/2019. Giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 1,1% xuống 3.318 CNY/tấn. Giá thép không gỉ trên sàn Thượng Hải giảm 3% xuống 14.405 CNY/tấn.

Dự trữ thép tại Trung Quốc đạt 8,9 triệu tấn tính đến ngày 7/11/2019, thấp nhất kể từ ngày 11/1/2019, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 0,4% xuống 1.230 CNY/tấn, giá than cốc giảm 2,1% xuống 1.714 CNY/tấn. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm xuống 82 USD/tấn.

Các thông tin khác:

Sản phẩm thép: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 9/2019 nước này xuất khẩu 560.000 tấn thép, tăng 5,1% so với tháng 9/2018, trong khi giảm 5,5% so với tháng 8/2019. Kim ngạch xuất khẩu đạt 800 triệu USD, so với 860 triệu USD tháng 8/2019 và 820 triệu USD tháng 9/2018.

Trong số đó, Canada là thị trường chủ yếu đạt 260.000 tấn, giảm 1,9% so với tháng 8/2019 song tăng 5,9% so với tháng 9/2018.

Thị trường chủ yếu khác bao gồm Trung Quốc (khoảng 5.700 tấn), Hàn Quốc (khoảng 3.500 tấn) và Italia (khoảng 3.400 tấn).

Thép dây: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết, trong tháng 9/2019 nước này nhập khẩu 50.000 tấn sản phẩm thép dây, giảm 24,9% so với tháng 8/2019 và 30,6% so với tháng 9/2018. Kim ngạch nhập khẩu đạt 37,5 triệu USD so với 50 triệu USD tháng 8/2019 và 55 triệu USD tháng 9/2018.

Trong số đó, Canada là thị trường chủ yếu đạt 27.000 tấn, so với 25.000 tấn tháng 8/2019 và 23.000 tấn tháng 9/2018. Các thị trường cung cấp chủ yếu khác bao gồm Nhật Bản đạt 8.400 tấn, Mỹ đạt 5.500 tấn, Đức đạt 3.900 tấn, và Mexico đạt 1.700 tấn.

Thép HRC không gỉ: Hải quan Đài Loan (TQ) cho biết, nhập khẩu thép cuộn cán nóng không gỉ trong quý 3/2019 đạt 277.000 tấn.

Trong số đó, 57.000 tấn được nhập khẩu trong tháng 7/2019, tăng 44,55% trong tháng 8/2019 với khoảng 83.000 tấn. Nhập khẩu thép cuộn cán nóng không gỉ trong tháng 9/2019 tăng 64%, lên 136.000 tấn, tăng 140% so với tháng 9/2018.

Hơn nữa, Indonesia thay thế Trung Quốc trở thành thị trường cung cấp thép cuộn cán nóng không gỉ lớn nhất cho Đài Loan trong năm nay.

Thép phế liệu: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), nhập khẩu thép phế liệu trong tháng 9/2019 đạt 910.000 tấn, giảm 7% so với tháng 9/2018. Bởi vậy, tổng nhập khẩu giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 8,2 triệu tấn.

Trong số đó, nhập khẩu thép phế liệu giảm 11% so với tháng 9/2018 xuống 310.000 tấn, và tổng nhập khẩu giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái xuống gần 3 triệu tấn.

Nhanhieuviet (Theo VITIC/Reuters)

.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn