1/25/2020 3:36:00 PM
.

Xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt trên 8,54 tỷ USD


Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt trên 8,54 tỷ USD, giảm 2,9% so với năm 2018.

Riêng tháng 12/2019 đạt 725,27 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng 11/2019 nhưng tăng 5,5% so với tháng 12/2018.

Thủy sản của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ, đạt 1,47 tỷ USD chiếm 17,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 9.5% so với năm 2018.

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,46 tỷ USD, chiếm 17,1%, tăng 5,3%; Xuất khẩu sang EU đạt 1,25 triệu USD, chiếm 14,6%, giảm 13,1%; Trung Quốc đạt 1,23 tỷ USD, chiếm 14,4%, tăng 23,6%; Hàn Quốc đạt 781,89 triệu USD, chiếm 9,2%, giảm 9,6%.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước Đông Nam Á chỉ chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt 683,27 triệu USD, tăng 2,3%

Trong năm 2019, xuất khẩu thủy sản tăng mạnh so với năm trước ở các thị trường như: Campuchia tăng 86,8%, đạt 47,67 triệu USD; Ukraine tăng 41,9%, đạt 25,65 triệu USD; Indonesia tăng 39,1%, đạt 5,38 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 36,2%, đạt 11,08 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu giảm mạnh ở các thị trường như: Saudi Arabia giảm 98,3%, đạt 0,24 triệu USD; Pakistan giảm 49,3%, đạt 13,92 triệu USD; Séc giảm 34,7%, đạt 3,78 triệu USD; Thụy Sỹ giảm 33,8%, đạt 21,13 triệu USD.

Trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2019, cá ngừ đạt 728 triệu USD, tăng 12% và các loại cá biển khác tăng 15%, đạt 1,65 tỷ USD; trong đó 65-70% doanh số thu được từ cá ngừ và cá biển khác là từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Xuất khẩu hải sản sang EU giảm, trong đó cá ngừ giảm 11%, mực, bạch tuộc giảm 20% do ảnh hưởng của thẻ vàng IUU. EU đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đứng thứ 2 sau Mỹ, chiếm 19% xuất khẩu cá ngừ Việt Nam. Đối với mực, bạch tuộc EU là thị trường đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Nhật Bản, chiếm 12%.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2019 giảm 13% đạt 585 triệu USD, không chỉ giảm ở thị trường EU mà tất cả các thị trường do nguồn nguyên liệu khan hiếm, khó cạnh tranh với các nguồn cung khác tại các thị trường nhập khẩu.

Mỹ là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 44,5% trong tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng 42,6% đạt 297,6 triệu USD. EU chiếm 19,2%. Trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối EU (Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan), xuất khẩu cá ngừ sang Italia tăng, xuất khẩu sang hai thị trường còn lại giảm.

Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam, bạch tuộc chiếm 51,1%, mực 48,9%. Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc sống/tươi/đông lạnh (chiếm tỷ trọng 71%), các sản phẩm chế biến vẫn chưa nhiều (chiếm 29%). Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39,9% tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 211,8 triệu USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản, thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam đạt 130,7 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhanhieuviet (Theo VITIC Link gc)

Tin trong ngày
Các tin khác
.
.
.
.
.
.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn