1/11/2017 11:28:00 AM
.

TPP: Hiệp định thích hợp với nền kinh tế toàn cầu đầy phức tạp


 Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump và chính quyền mới của ông đã có những tuyên bố rõ ràng về các hiệp định thương mại đa phương, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy vậy, chính phủ mới vẫn cần dành ưu tiên nhất định cho các hiệp định thương mại trong khu vực.

“Vấn đề của các hiệp định thương mại khu vực là phải đàm phán với quốc gia đầu tiên, sau đó đàm phán với quốc gia thứ hai và tiếp tục đàm phán với quốc gia thứ ba”, Tân Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết.

Về logic, Mỹ có nhiều công cụ gây áp lực để một quốc gia phải làm theo những gì họ muốn. Trong khi có những bằng chứng cho việc này, vẫn còn rất nhiều thứ chưa thật chính xác.

Thực tế là thoả thuận song phương dựa trên sự nhượng bộ của các bên. Nước Mỹ, vốn dĩ đã mở cửa một thị trường rộng lớn, có rất ít sự nhượng bộ. Vì vậy, trong một cuộc đàm phán đa phương, Mỹ có thể xây dựng liên minh với những nước có chung mục tiêu. Theo đó, nước Mỹ có thể bắt một nước làm theo những gì mà Mỹ muốn một cách hiệu quả hơn, nếu Mỹ dựa vào liên minh.

Sau tất cả, các nước thường đáp ứng yêu cầu từ một nhóm nhất định, điều này dễ chấp nhận về mặt chính trị hơn là những yêu cầu đơn thuần từ phía Mỹ. Ví dụ, trong các cuộc đàm phán TPP, Mỹ cùng với Nhật Bản đã thuyết phục các nước tăng cường thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, điều có lợi cho các nhà sản xuất Mỹ.

Dẫu sao thì, tầm quan trọng của một giao dịch thương mại đa phương vượt qua những vấn đề về chiến thuật đàm phán. Một trong những lý do chính mà nước Mỹ tiến hành đàm phán đa phương phản ánh cách thức vận động của hoạt động kinh doanh ngày nay.

Thông qua chuỗi giá trị toàn cầu, ngày càng có nhiều sản phẩm đi từ nước này sang nước khác trước khi đến được điểm đích. Thoả thuận thương mại song phương chỉ giải quyết một phần của câu chuyện. Nhưng với một thoả thuận như TPP, bao gồm các quy định chung trong một nhóm các quốc gia, đây là phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề này.

Hơn nữa, thoả thuận song phương – với các quy tắc riêng biệt, rất khó được hiện thực hoá trong thực tế. Làm sao mà người ta có đủ thời gian để nghiên cứu từng thỏa thuận nhằm tìm ra cách tốt nhất đảm bảo lợi ích trong một thế giới phát triển vũ bão như hiện nay ?

Kết quả là, doanh nghiệp thường lựa chọn từ bỏ lợi ích thuế quan từ các thoả thuận song phương. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những kẻ không có đủ nguồn lực để vượt qua mê cung của các hiệp định thương mại khác nhau.

Cuối cùng, người ta vẫn chưa hình dung được các nước TPP sẽ đàm phán song phương như thế nào với nước Mỹ. Mỗi nước có những ưu tiên chính trị khác nhau, trong đó có thể có những ưu tiên của nước Mỹ.

Một số nước đã vượt qua những chỉ trích gay gắt trong nước, những chỉ trích về quy định sở hữu trí tuệ, thương mại kỹ thuật số, lao động và nông nghiệp của Mỹ. Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản, đã từ bỏ lợi ích nông nghiệp nhằm yêu cầu Diet - cơ quan lập pháp của Nhật Bản thông qua TPP.

Đừng bỏ qua Quốc hội Mỹ. Mỗi thỏa thuận song phương yêu cầu một cuộc bỏ phiếu riêng biệt của Quốc hội. Bỏ phiếu thương mại chưa bao giờ là công việc dễ dàng, ngay cả khi một đảng nắm giữ Nhà Trắng và Quốc hội.

Thậm chí nếu như Nhật Bản và các quốc gia khác đồng ý biến TPP thành đàm phán song phương với Mỹ, có gì đảm bảo rằng Quốc hội Mỹ sẽ chấp thuận ?

Trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các đối tác thương mại của Mỹ hiểu được những lợi ích của một hiệp định thương mại nhiều bên. Nếu không có TPP, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thoả thuận thương mại lớn khác.

Mười sáu nước đang tham gia đàm phán RCEP, gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, hiện đang nỗ lực để hoàn tất các cuộc đàm phán trong năm nay. Là một nước ngồi ngoài, Mỹ sẽ chẳng nhận được lợi ích gì cả, sản phẩm và dịch vụ của Mỹ cũng trở nên kém cạnh tranh hơn trong một khu vực châu Á đang phát triển nhanh chóng.

Thoả thuận song phương không phải là tất cả. Thoả thuận đa phương, như TPP, rất quan trọng trong việc thúc đẩy lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ.

Tổng thống mới của nước Mỹ đã có những điều chỉnh đối với những vấn đề nhất định, và đây xứng đáng là một vấn đề cần quan tâm.

Wendy Cutler, từng là phó Đại diện Thương mại Mỹ, hiện là phó giám đốc của Asia Society Policy Institute ở Washington, D.C.

Nhanhieuviet (Theo http://hoinhap.org.vn)

Tin trong ngày
Các tin khác
.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn