2/14/2012 2:35:00 PM
.

Xu hướng mậu dịch nông sản Mỹ


  
  

(VINANET) - Là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhưng lượng nông sản nhập khẩu vào Mỹ cũng khổng lồ và không ngừng tăng.

Nhập khẩu nông sản năm 2011 ước tăng 8,2% so với 2010, trong đó 2-3% phản ánh khối lượng tăng và khoảng 6% thể hiện đơn giá tăng. Những nông sản chính mà Mỹ nhập khẩu tăng gồm cà phê nhân, cacao nhân, dầu lạc, dầu cọ, cao su và đường.

Trong 7 tỷ USD nhập khẩu tăng năm 2011 ước tính có 2 tỷ USD đến từ mặt hàng đường và các sản phẩm nhiệt đới, 3 tỷ từ các sản phẩm vườn, 700 triệu USD đến từ các sản phẩm chăn nuôi và sữa, và 500 triệu USD từ các sản phẩm ngũ cốc.

Khoảng 20% nhập khẩu sản phẩm vườn vào Mỹ là rau quả chế biến, bao gồm cả nước trái cây (không tính rượu). Các loại hạt chiếm khoảng một phần tư trị giá nhập khẩu.

Trên thực tế, trong trị giá 22,1 tỷ USD nhập khẩu rau quả năm 2011, thì trên 2 tỷ USD là đường và các sản phẩm nhiệt đới, và trên 10,3 tỷ USD là các sản phẩm chăn nuôi và sữa.

Tài khoá 2010, đơn giá nhập khẩu đường vào Mỹ tăng 23%, cao su tăng 26% (khi ngành sản xuất ô tô hồi phục mạnh), và cacao, cà phê và chè tăng từ 11 đến 19%.

Nhập khẩu thịt bò năm 2011 ước tăng 200 triệu USD so với 2010 bởi nguồn cung trong nước khan hiếm.

Mexico, Canada và Liên minh châu Âu vẫn là những nhà cung cấp nông sản chính cho Mỹ trong năm 2011 (cung cấp gần 8%). Tính theo khối lượng (tấn) thì những nước cung cấp lớn nhất năm 2010 là Canada, Mexico, Guatemala, Costa Rica, và Malaysia. Tính theo khu vực thì các nước Đông Nam Á đã tăng xuất khẩu nông sản gấp hơn 2 lần tính theo khối lượng vào thị trường Mỹ cũng như Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, EU vẫn đứng sau Canada về trị giá xuất khẩu nông sản sang Mỹ. Sau Mexico, Nam Mỹ đứng trên Đông Nam Á về trị giá xuất khẩu sang Mỹ. 5 khu vực hàng đầu này cung cấp hơn ¾ tổng nông sản nhập khẩu vào Mỹ.

Bốn nước cung cấp rau tươi chính cho Mỹ là Mexico, Canada, Peru và Trung Quốc - chiếm tổng cộng 93% nhập khẩu rau vào Mỹ.

Riêng Mexico cung cấp 2/3 nhập khẩu rau tười cho Mỹ. Hơn 1/3 rau tươi nhập vào Mỹ là cà chua, và 83% xuất khẩu từ Mexico. Mặc dù phần rau tươi nhập khẩu chỉ chiếm 18% tiêu thụ tại Mỹ, nhưng có tới 44% là cà chua nhập khẩu. Mặt hàng rau tươi nhập khẩu nhiều thứ 2 là ớt ngọt và ớt cay, trong đó 2/3 cũng do Mexico cung cấp.

Mặt hàng rau nhập nhiều thứ 3 là khoai tây đông lạnh, chủ yếu là loại dùng để chiên đến từ Pháp và Canada. Pháp cung cấp khoảng 22% loại này.

Mậu dịch nông sản Mỹ

Mậu dịch nông sản

Tài khóa

2011

2010

2009

2008

2007

Tỷ USD

Xuất khẩu

126,5

108,664

96,295

114,910

82,217

Nhập khẩu

85,5

78,953

74,404

79,320

70,063

Cán cân thương mại

41,0

29,710

22,891

35,590

12,154

Niên lịch

 

2009

2008

2007

2006

 

Xuất khẩu

98,453

114,760

89,990

70.948

 

Nhập khẩu

71,681

80,448

71,913

65,326

 

Cán cân thương mại

26,772

34.273

18,077

5,623

 

Top 15 nông sản nhập khẩu vào Mỹ trong tài khoá 2010 (tỷ USD)

1)

Cà phê và các sản phẩm

 4,39 tỷ USD

2)

Cacao và các sản phẩm

4,29

3)

Rượu

4,23

4)

Đồ uống làm từ mạch nha

3,47

5)

Thịt bò và bê tươi và đông lạnh

2,60

6)

Cao su và mủ cao su

2,43

7)

Bánh ngọt và bánh xốp

2,36

8)

Các sản phẩm ngũ cốc ăn liền khác

 2,19

9)

Tinh dầu

2,02

10

Sản phẩm vườn

1,95

11)

Đường mía và củ cải

1,85

12)

Các đồ uống khác

1,82

13)

Khoai tây tươi

 1,79

14)

Chuối tươi/đông lạnh

 1,74

15)

 Động vạt có sừng

 1,52

Top 15 nhà cung cấp nông sản nhập khẩu vào Mỹ trong tài khoá 2010 (tỷ USD)

1)

Canada

 

2)

EU

 

3)

 Mexico

 

4)

Trung Quốc

3,21 tỷ USD

5)

 Brazil

 2,64

6)

 Indonesia

2,63

7)

 Australia

2,32

8)

 Chile

2,27

9)

Thái Lan

1,92

10

 Colombia

1,85

11)

 New Zealand

1,62

12)

Malaysia

1,60

13)

Ấn Độ

1,50

14)

Guatemala

1,38

15)

 Costa Rica

1,25

(T.H- USDA)

 

.
.
.
.
.
.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn