3/28/2024 2:25:00 PM
.

OpenAI: Huấn luyện AI khó tránh nội dung bản quyền


Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".

Theo tờ The Telegraph, OpenAI cho biết: "Do bản quyền ngày nay áp dụng cho hầu hết các loại nội dung do con người tạo ra, bao gồm các bài đăng blog, ảnh, bài viết trên diễn đàn, mã nguồn mở, và các tài liệu chính phủ, việc huấn luyện các công cụ AI hàng đầu, nên hiện nay, việc không sử dụng dữ liệu bản quyền là bất khả thi".

Trong thông báo gửi tới Uy ban Truyền thông và số hóa của Thượng viện Anh, công ty cho biết: "Chỉ sử dụng sách và hình vẽ công khai được tạo ra hơn một thế kỷ trước để huấn luyện vẫn mang lại những lợi ích nhất định, nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người dùng ngày nay".

Công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT của OpenAI trở nên rất phổ biến sau khi ra mắt vào tháng 11/2022. Đây là một mô hình ngôn ngữ có khả năng hiểu và tương tác với nhiều loại câu hỏi từ người dùng.

Trong thời gian ngắn, mô hình AI đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, bao gồm khả năng tóm tắt các nghiên cứu, trả lời các câu hỏi logic, và thậm chí là giải quyết các bài kiểm tra đại học về kinh doanh và y học.

Tuy nhiên, từ khi ChatGPT được ra mắt, một số công ty như The New York Times cũng như nhiều tác giả và nhân vật nổi tiếng như Sarah Silverman, Margaret Atwood, John Grisham và George RR Martin đã khởi kiện công ty AI vì sử dụng các tác phẩm bản quyền của họ mà không có sự cho phép để huấn luyện hệ thống AI.

The New York Times cáo buộc rằng công ty này đã có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi sử dụng hàng triệu bài báo của họ để huấn luyện ChatGPT với mục đích thương mại và không đúng mục đích của tài sản trí tuệ. Họ cũng cho rằng công cụ AI hiện đang cạnh tranh trực tiếp với báo chí như một nguồn cung cấp thông tin.

The New York Times nêu rõ quan điểm: "Nếu Microsoft và OpenAI muốn sử dụng chất xám của chúng tôi cho mục đích thương mại, luật pháp yêu cầu họ phải có sự cho phép của chúng tôi trước. Nhưng họ đã không thực hiện điều này".

Nếu thiếu đi các tác phẩm bản quyền như vậy, OpenAI sẽ phát triển một sản phẩm thương mại hoàn toàn khác, theo lời của Rachel Geman, luật sư đại diện cho Hội đồng Tác giả và 17 tác giả trong vụ kiện với công ty công nghệ trên. "Bằng cách sao chép các tác phẩm mà không có sự cho phép hoặc bồi thường phù hợp, bị cáo đang đe dọa vai trò và sinh kế của các nhà văn", bà cũng chỉ ra.

Trong khi đó, OpenAI cho biết họ đang cố gắng thiết lập quan hệ đối tác với các nhà xuất bản. Họ đã ký kết thỏa thuận với Tạp chí Báo chí liên kết và tập đoàn truyền thông Axel Springer để có thể sử dụng hợp pháp vào nội dung của họ. 

"Mục tiêu của chúng tôi là tôn trọng quyền của các nhà sản xuất và chủ sở hữu nội dung và chúng tôi cam kết hợp tác để đôi bên cùng có lợi từ công nghệ AI và các mô hình thu nhập mới", một phát ngôn viên của OpenAI phát biểu tháng trước.

Trong đơn mới gửi, OpenAI tuyên bố họ luôn tuân thủ luật bản quyền và cũng khẳng định rằng họ tin rằng "huấn luyện không vi phạm pháp luật về bản quyền”.
Nhanhieuviet (Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ - Link gốc)

.
.
.
.

                             

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - BỘ CÔNG THƯƠNG.

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 55/GP-TTĐT, cấp ngày 02/6/2015.
Địa chỉ: 655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 04 3934 1911  -  Email: info@nhanhieuviet.gov.vn