1/ Thêm khách hàng mới:
Khách hàng là yếu tố sống còn của một công ty, khách hàng chịu mua sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta có nghĩa là sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta đã được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên việc phát triển thêm khách hàng mới là yếu tố đánh giá sự phát triển của một công ty vì nó đồng nghĩa với việc tăng doanh thu và lợi nhuận.
Một sản phẩm có thương hiệu có nghĩa là sản phẩm đó đã được sự tin tưởng bởi đại đa số khách hàng trong phân khúc mà sản phẩm nhắm đến, vì thế theo tâm lý đám đông thì những khách hàng mới lọt vào phân khúc mà sản phẩm nhắm đến thì tỷ lệ khách hàng đó lựa chọn sản phẩm và dịch vụ đã có thương hiệu sẽ cao hơn. Như thế khả năng có thêm khách hàng mới của một sản phẩm có thương hiệu thường cao hơn những sản phẩm cùng loại trong một phân khúc.
Thu nhập của người Việt Nam chưa cao, nếu xét về nhu cầu đi lại đa phần người dân chỉ có thể sử dụng chiếc xe mô tô 2 bánh. Nhưng giả sử khi mức sống tăng thêm, người tiêu dùng có khả năng chi trả cho một chiếc xe ô tô thì nhất định thương hiệu BMW "“ Mec "“ Toyota là những thương hiệu được họ lựa chọn đầu tiên chứ không phải là Kia hay Dewoo hay Lyfan.
2/ Duy trì lượng khách hàng trung thành:
Trong thời kỳ cạnh tranh như ngày nay, việc giữ khách hàng trung thành với nhãn hiệu là một vấn đề đặt ra cho mọi công ty. Các công ty đã và đang dùng rất nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ chân khách hàng của mình: sử dụng thẻ member ship card, tích lũy điểm để nhận thưởng, giảm giá đối với khách hàng cũ, quan tâm đến những người thân của khách hàng, chất lượng dịch vụ. . .
Theo nghiên cứu thì mức độ trung thành của khách hàng đối với một sản phẩm và dịch vụ ngày càng thấp lý do ảnh hưởng của quảng cáo, bị cám dỗ bởi giá thành và chế độ hậu mãi và chất lượng sản phẩm thì gần như tương đồng. Khi khách hàng đứng trước những cám dỗ của những yếu tố này chỉ còn có một lý do khiến khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta đó là thương hiệu uy tín.
3/ Đưa ra chính sách giá cao:
Ai đó sãn sàng bỏ ra ngàn đô để mua cho mình một chiếc vi Louis Vuiton và hài lòng với nó và bên cạnh đó có những chiếc ví đẹp hơn về mẫu mã kiểu dáng và chất lượng bền hơn
Cũng như một thời rầm rộ về chuyện một nữ đại gia bất động sản tại TPHCM bỏ ra 1,3 triệu USD để tậu về cho mình chiếc Rolls Royce Phantom, hẳn đúng là một cách PR tên tuổi khá bài bản nhưng xét ở khía cạnh giá trị thương hiệu tích lũy trong chiếc xe này là bao nhiêu chắc hẳn chỉ có Rolls Royce mới biết
Định giá cao và người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền nhiêu hơn để mua một sản phẩm có thương hiệu vì chắc chắn một điều ngoài giá trị thực của sản phẩm họ đã bằng lòng trả thêm tiền cho một giá trị khác nữa khi sử dụng sản phẩm, đó là tài sản cụ thể nhất mà một thương hiệu có được. Đã có một thời "một lít nước tinh khiết mắc hơn một lít xăng"
4/ Giá trị của một thương hiệu còn thể hiện qua việc mở rộng thương hiệu.
Khi một nhãn hiệu thành công, được người tiêu dùng chấp nhận mang lại những khoản lợi nhuận cực kỳ lớn cho một Cty. Đứng dưới góc độ của một Marketing Manager họ tiếp tục dựa vào những uy tín của thương hiệu đang được khách hàng chấp nhận để đưa ra những dòng sản phẩm khác nhằm nói cho khách hàng biết rằng:" Chúng tôi còn có những sản phẩm chất lượng tốt, và hứa hẹn mang lại những giá trị khác nữa
HP đã có nhiều sản phẩm khác nhau như máy in, máy tính sách tay, máy photocophy, và nhiều thiết bị văn phòng mang thương hiệu HP, Cũng như Sony sản xuất ra cả tá thiết bị điện tử tiêu dùng mang chung một cái tên như máy tính sách tay, máy ảnh, máy quay phim, tủ lạnh, tivi và cả những thiết bị giải trí như Play Station. . .
Xét ở Việt Nam có thể nói cũng không nằm ngoài quy luật trên đối với thương hiệu Number One lúc đầu thành công nhờ vào nước tăng lực, sau này mở rộng ra các sản phẩm khác như trà xanh, sữa đậu nành . . . nhưng dường như không mấy thành công khi nước tăng lực đã gắn chết với thương hiệu Number one.
Đặc quyền của một thương hiệu là khả năng thành công cao khi cho ra đời một dòng sản phẩm mới mang tên thương hiệu đã và đang thành công, nhưng cái giá phải trả cũng không phải rẻ khi bỏ hết trứng vào cùng một rổ.
Một yếu tố khiến các nhà phân phối quan tâm nhiều nhất đó là khả năng bán được sản phẩm mình đang phân phối, những sản phẩm có thương hiệu là những sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận, do vậy việc phát triển hệ thống đa kênh đối với các sản phẩm là điều không mấy khó khăn.