
Chương trình tập huấn có sự tham gia của hơn 100 đại biểu. Các đại biểu tham dự tập huấn được trang bị những nội dung, kiến thức: Tổng quan về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”; điều kiện và thủ tục đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”; hướng dẫn cách thức kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”.
Đồng thời, các đại biểu được tuyên tuyền việc phát huy giá trị của chỉ dẫn địa lý "Tân Cương" gắn với Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương"; tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường xuất khẩu gắn với xây dựng hình ảnh chỉ dẫn địa lý "Tân Cương" đã được bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU); tư vấn, hướng dẫn việc sử dụng chỉ dẫn địa lý "Tân Cương”...
Tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 1.300ha chè trong khu vực chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”, 45 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” thuộc 6 xã của TP. Thái Nguyên, gồm: Tân Cương, Thịnh Đức, Phúc Xuân, Phúc Hà, Phúc Trìu, Quyết Thắng. Ngày 20/9/2007, chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” chính thức được bảo hộ và năm 2020, chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” được Liên minh châu Âu (EU) công nhận và bảo hộ trong Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA). Đến ngày 14/02/2023,“Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhanhieuviet (Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ - Link gốc)